Đàn bầu có tên gọi khác là gì? Đàn bầu – Hội tụ tinh hoa người Việt

Blog kiến thức tổng hợp

Đàn bầu có tên gọi khác là gì? Đàn bầu – Hội tụ tinh hoa người Việt

Có lẽ ai cũng biết về đàn bầu – một loại nhạc cụ dân tộc của người Việt Nam và cũng là một nhạc cụ rất độc đáo. Đàn bầu giữ một vai trò quan trọng trong các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống. Vậy bạn biết gì về đàn bầu hay đàn bầu có tên gọi khác là gì? Hôm nay hãy cùng planpublicprocurement tìm hiểu về loại nhạc cụ độc đáo có một không hai trên thế giới này nhé! 

I. Vài nét về đàn bầu – nhạc cụ độc đáo của dân tộc

Đàn bầu – một nhạc cụ độc đáo của dân tộc Việt Nam!

Đàn bầu có tên gọi khác là gì? Đàn bầu hay còn gọi là “Độc Huyền Cầm” là một loại nhạc cụ truyền thống của Việt Nam là loại đàn chỉ có 1 dây duy nhất chỉnh tone C, thanh âm phát ra nhờ sử dụng que hay miếng gảy dây đàn. 
Tuy đàn bầu chỉ có 1 dây nhưng nó xuất hiện trong nhiều thể loại âm nhạc khác nhau đặc biệt là dàn nhạc cổ truyền dân tộc Việt Nam. Âm thanh đàn bầu mang lại có một sự du dương, lúc thì trầm bổng lúc thì da diết. Từ xưa đến giờ đàn bầu xuất hiện trong hầu khắp các dàn nhạc đậm chất giao hưởng thính phòng như ru con, tình ca,…Đàn bầu được rất nhiều người hâm mộ từ trong nước cho đến nước ngoài vì âm thanh trong trẻo quyến rũ của nó.

Tiếng đàn bầu da diết chứa bao nhiêu tâm tư người đánh đàn!

Nguồn gốc xuất xứ của đàn bầu

Có thể bạn không biết đàn  bầu chính là loại đàn có xuất xứ nguồn gốc tại Việt Nam và nó đã xuất hiện ở Việt Nam hàng ngàn năm trước. Còn theo sử sách ghi chép lại thì chưa có chính xác thời gian ra đời của đàn bầu.  Còn có sổ sách thì theo Tân Đường Thư quyền 222, Liệt Truyện 147, Nam Man Hạ trong số các loại nhạc cụ dâng lên vua thì đã thấy xuất hiện đàn Bầu tức là vào thời Đường (785-805).

Đàn bầu đã xuất hiện từ xa xưa nghìn năm nay!

Bên cạnh đó trong lịch sử các hiện vật khảo cổ có một số sách đã đề cập đến đàn Bầu hay trong Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến cây đàn bầu xuất phát ở vùng Bắc Bộ sau đó người Kinh việt mới đem sang Quảng Tây – Trung Quốc và đàn bầu được lấy cảm hứng từ cây đàn làm từ ống tre và quả bầu khô với 1 dây duy nhất. 
Đàn bầu xuất hiện từ xa xưa gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với truyền thống văn hóa lâu đời bởi vậy đàn bầu là một loại nhạc cụ dân tộc rất thiêng liêng.

III. Phân loại và cấu tạo đàn bầu

1. Phân loại

Đàn bầu thân tre được làm từ thân cây tre

Đàn bầu hiện nay có 2 loại chính là đàn thân tre đàn hộp gỗ trong đó:
  • Đàn thân tre thường được sử dụng trong hát xẩm và nơi khó khăn không có điều kiện chế tác đàn bầu. Những loại đàn thân tre thường có chiều dài khoảng 120cm với đường kính khoảng 12 cm. Mặt đàn đã được nhà chế tác lóc đi một phần cật thích hợp trên đoạn tre hoặc bương.
  • Đàn hộp gỗ là loại đàn cải tiến có tính ưu việt hơn đàn thân tre do các nghệ sĩ chuyên dụng chế tác. Chúng có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Nguyên liệu thường dùng là gỗ nhẹ.

2. Cấu tạo độc đáo của đàn bầu

Cấu tạo rất đặc biệt của đàn bầu!

“Độc Huyền Cầm” được cấu tạo độc đáo từ:
  • Với một ống tròn được làm từ tre, bương, luồng có phần đầu to và một đầu vớt hơi nhỏ. Mặt đàn thường được thiết kế hơi cong một chút, đáy đàn phẳng và có một lỗ nhỏ dùng để treo đàn. Thành đàn bằng gỗ cứng như gỗ mun để chắc chắn và bắt vít cho khóa dây đàn.
  • Trên mặt đàn thường có 1 miếng kim loại nhỏ gọi là ngựa gảy, dây đàn sẽ được luồn từ dây và cột vào trục lên dây xuyên qua thành đàn nhưng hiện nay người ta đã sử dụng khóa dây bằng kim loại để chắc chắn không bị tuột khi gảy.
  • Que gảy đàn được vót bằng tre, giang hoặc thân dưa, thân gỗ mềm. Que gảy đàn thường làm nhọn một chút để mềm âm thanh khi gãy và  ngày xưa nó dài chừng 10cm nhưng hiện nay với nhiều kỹ thuật diễn tấu nên que gảy hiện nay chỉ còn khoảng 4-4,5cm. 

III. Cách đánh đàn bầu như thế nào

Như các bạn đã biết đàn bầu có âm vực rộng tới 3 quãng tám là âm bội nên âm sắc đẹp và sâu. Tiếng đàn có chất âm nghe buồn mang mác thiết tha thể hiện tốt tình cảm của con người. Tiếng đàn được vang lên như thể hiện nỗi lòng tâm tư tình cảm của con người. Vậy bạn đã biết cách đánh đàn bầu cơ bản chưa? Cùng tìm hiểu nhé!
Chơi đàn bầu đòi hỏi người chơi phải có kỹ thuật khá nhiều và không phải loại đàn sử dụng vì nó chỉ có một dây mà có thể hiện được một nhạc khúc khá trọn vẹn. Đầu tiên muốn chơi đàn bầu bạn phải hiểu rõ về cách định âm chuẩn cho dây đàn như định âm theo dây buông có âm tự nhiên, cách sử dụng que gảy đàn vì đây là loại đàn rất đặc biệt và cách sử dụng tay trái trên cần đàn và dây đàn. Đòi hỏi các bạn phải có kỹ thuật nhiều mới có thể sử dụng đàn bầu đấy!

Các bạn nếu yêu thích đàn bầu có thể tự học ở kênh youtube này nha!

IV. Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về đàn bầu có tên gọi khác là gì hy vọng với những thông tin này bạn đã hiểu thêm về loại nhạc cụ dân tộc mang tinh hoa của người Việt cũng như là hiện thân của đất nước Việt Nam. Hãy cùng nhau lưu giữ loại nhạc cụ truyền thống này nhé!