Franchise là gì? Những điều cần lưu ý khi nhượng quyền

Blog kiến thức tổng hợp

Franchise là gì? Những điều cần lưu ý khi nhượng quyền

Franchise hiện là hình thức kinh doanh nhận được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt với những ai bắt đầu kinh doanh. Trong bài viết này, hãy cùng planpublicprocurement.org tìm hiểu franchise là gì và những tiềm năng của hình thức kinh doanh mới lạ này nhé.

I. Franchise là gì?

Franchise là mô hình nhường quyền kinh doanh

Franchise chính là hình thức nhượng quyền trong kinh doanh. Với hình thức này, các cá nhân/tổ chức sẽ được cung cấp hàng hóa/dịch vụ của công ty khác tại một địa điểm, khu vực nhất định nào đó.
Hình thức kinh doanh này có rất nhiều quy định, chính sách buộc hai bên nhượng quyền và nhận nhượng quyền phải thực hiện. Có thể kể đến như:
Bên nhượng nhận nhượng quyền sẽ được cung cấp hàng hóa, dịch vụ mang tên thương hiệu từ bên nhượng quyền. Đồng thời, phải trả khoản chi phí, phần trăm tỷ lệ doanh thu theo thỏa thuận. Phải chịu chi phí đầu tư về cơ sở vật chất, trả lương cho nhân viên.
Bên nhượng quyền sẽ nhận mức phí nhượng quyền theo thỏa thuận. Đồng thời có trách nhiệm hỗ trợ bên nhận nhường quyền về quy trình sản xuất, thông tin thương hiệu, cách thức kinh doanh, quảng cáo thương hiệu hay các chương trình khuyến mãi…

II. Các mô hình franchise phổ biến

Tùy theo từng tiêu chí, franchise bao gồm nhiều mô hình khác nhau. Do đó, để hiểu franchise là gì, bạn đừng bỏ lỡ thông tin về những mô hình nhượng quyền thương mại sau đây.

1. Nhượng quyền có sự tham gia quản lý

Với mô hình nhượng quyền này, ngoài việc nhượng mô hình, sở hữu thương hiệu, công thức kinh doanh thì bên nhượng quyền phải cung cấp cả người điều phối, quản lý.

2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh

Hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh mang tính toàn hoàn thiện hơn. Theo đó, bên nhượng quyền sẽ chia sẻ ít nhất 4 hình thức sản phẩm cơ bản, đó là:
  • Hệ thống bao gồm chiến lược, quy trình vận hành, quy mô, cẩm nang điều hành, tư vấn, hỗ trợ quảng cáo…
  • Bí quyết công nghệ kinh doanh, sản xuất.
  • Hệ thống thương hiệu: tên, hình ảnh của thương hiệu
  • Các loại hình dịch vụ.
Bên nhận nhượng quyền sẽ thanh toán 2 khoản chi phí cho bên nhượng quyền là phí nhượng quyền ban đầu và chi phí hỏa động được dựa theo doanh số định kỳ.

3. Nhượng quyền với sự đầu tư vốn

Bên nhường quyền kinh doanh có thể tham gia vào hội đồng quản trị của công ty

Đây là hình thức nhượng quyền dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống kinh doanh. Bên nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị của công ty cho dù số vốn đầu tư chiếm tỷ lệ nhỏ.

4. Nhượng quyền thương mại mô hình kinh doanh không toàn diện

Hình thức nhượng quyền này có nguyên tắc quản lý khá lỏng lẻo bao gồm các trường hợp:
  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ.
  • Nhượng quyền công thức sản xuất, chế biến và tiếp thị.
  • Nhượng quyền thương hiệu.

III. Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và nhận nhượng quyền thương mại

Khi doanh nghiệp muốn có thêm thị phần, mở rộng phạm vi inh doanh với chi phí thấp thì nhượng quyền thương mại chính là giải pháp hữu hiệu.
Bên nhượng quyền chính là doanh nghiệp khai sáng hoặc bán quyền sử dụng tên thương hiệu, ý tưởng. Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn, hỗ trợ bên nhận nhượng quyền về chiến lược kinh doanh, đào tạo nhân viên, quảng cáo sản phẩm, tìm nguồn cung ứng.
Bên nhận nhượng quyền là cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ của bên nhượng quyền theo mô hình kinh doanh mà thương hiệu hiện có. Trở thành bên nhận nhượng quyền, người thực hiện sẽ bỏ ra chi phí thấp hơn so với việc mở doanh nghiệp mới. Bên cạnh đó, bên nhận nhượng quyền cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ từ bên nhượng quyền.
Để bắt đầu nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ giao cho bên nhận nhượng quyền địa điểm riêng biệt, nơi không có bên nhận nhượng quyền khác để ngăn chặn sự cạnh tranh, đảm bảo việc kinh doanh được thuận lợi.
Đổi lại, bên nhận nhượng quyền sẽ phải trả một khoản chi phí khởi nghiệp với tỷ lệ doanh thu từng kỳ cho bên nhượng quyền.

IV. Lý do các doanh nghiệp nên mua quyền thương mại?

Bên nhận nhượng quyền sẽ được hỗ trợ trên nhiều phương diện như quảng cáo, đào tạo nhân viên

Theo thống kê tại Mỹ, có đến 23% doanh nghiệp nhỏ tồn tại sau 5 năm kinh doanh, trong khi doanh nghiệp nhượng quyền là 92%. Chính điều này đã giúp cho mô hình franchise ngày càng phát triển mạnh mẽ. Khi mua nhượng quyền, doanh nghiệp sẽ có những lợi ích như:
  • Bên nhận quyền thương mại được sử dụng thương hiệu từ chủ thương hiệu để kinh doanh. Có thể nói, đây là tài sản lớn được xây dựng qua nhiều năm.
  • Bên nhận nhượng quyền thương mại được quyền phân phối sản phẩm trong một khu vực nhất định. Việc mua bán, chuyển nhượng thương mại cho một số đối tác khác trong phạm vi gần kề sẽ được cân nhắc dựa vào nhu cầu về sản phẩm để đảm bảo được quyền lợi cho bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền.
  • Người nhận nhượng quyền sẽ có một lượng khách hàng nhất định từ thương hiệu, hệ thống.
  • Được bên nhượng quyền trợ giúp về kỹ thuật, địa điểm, đào tạo… Sau khi khai trương có thể vẫn được hỗ trợ về quảng cáo, tiếp thị.

V. Một số thương hiệu nhượng quyền tại Việt Nam

Starbucks là một trong những thương hiệu cafe nhượng quyền

Hiện tại trên thị trường Việt Nam có một số doanh nghiệp franchise lớn như:
  • Cà phê Trung Nguyên: đây là thương hiệu nhượng quyền ra thế giới đầu tiên tại Việt Nam và đạt được những kết quả tốt. Từ đó tạo tiền đề cho các thương hiệu khác trong nước vươn ra thế giới.
  • Pizza Hut: thương hiệu này hiện có rất nhiều cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam. Đây là thương hiệu với các cửa hàng đồ ăn nhanh có xuất xứ từ Mỹ.
  • Trà sữa Tocotoco: đây là một trong những thương hiệu trà sữa lớn nhất nước ta với hệ thống cửa hàng nhượng quyền, phân phối trải dài khắp cả nước.
  • KFC: là thương hiệu gà rán nổi tiếng trên thế giới. Tại Việt Nam, hệ thống cửa hàng của KFC trải dài ở nhiều thành phố, tỉnh thành.
Ngoài ra còn có một số thương hiệu khác như Highlands Coffee, Burger King, Lotteria, Starbucks Coffee…
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ franchise là gì và những hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với bài viết này bạn đã có thêm những kiến thức mới hấp dẫn, thú vị.